Thay đổi con dấu quận bắc từ liêm

Thay đổi con dấu quận Bắc Từ Liêm

Quận Bắc Từ Liêm được tách ra từ huyện Từ Liêm cũ theo nghị quyết 32/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Khó khăn lớn nhất cho các Doanh nghiệp khi thực hiện thay đổi địa giới hành chính là phải thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm cả việc thay đổi con dấu.

Thay đổi con dấu quận bắc từ liêm

Thay đổi con dấu quận bắc từ liêm

Tại sao phải thay đổi con dấu tại Quận Bắc Từ Liêm

  • Mã số Doanh nghiệp và mã số thuế chưa hợp nhất nay muốn bổ sung, cập nhật lại mã số doanh nghiệp, mã số thuế làm một. Trường hợp này doanh nghiệp phải thay đổi lại con dấu doanh nghiệp cho phù hợp
  • Doanh nghiệp thay đổi tên doanh nghiêp dẫn đến việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi con dấu
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở Công ty, mà địa chỉ mới khác quận/huyện hoặc tỉnh nơi địa chỉ trụ sở hoạt động cũ của Công ty

Dịch vụ thay đổi con dấu nhanh tại Quận Bắc Từ Liêm

  • Soạn Hồ sơ Thay đổi con dấu cho khách hàng
  • Đại diện lên các cơ quan có thẩm quyền để nộp Hồ sơ xin Thay đổi con dấu cho khách hàng
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng
  • Tiến hành khắc dấu theo công nghệ hiện đại nhất và đại diện nhận con dấu mới tại Cơ quan Chức năng cho Khách hàng
Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Trong xu thế hội nhập, việc Sáp nhập doanh nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập đi nhanh hơn thông qua hình thức tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu các nhà sản xuất trong nước với các nhà mua hàng quốc tế. Thêm vào đó việc Sáp nhập công ty góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Công ty trước sáp nhập do tận dụng được thế mạnh của nhau và giảm thiểu chi phí sau khi tổ chức lại doanh nghiệp

Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Quy định về Sáp nhập doanh nghiệp:

  • Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định thủ tục sáp nhập một hoặc một số công ty cùng loại sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Quy trình tư vấn Sáp nhập doanh nghiệp tại Bravolaw:

  • Tư vấn thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên của từng công ty để thông qua nội dung Sáp nhập Công ty
  • Tư vấn hợp đồng sáp nhập và thông qua các nội dung sáp nhập
  • Tư vấn Thủ tục và điều kiện Sáp nhập doanh nghiệp
  • Tư vấn Phương án sử dụng lao động
  • Tư vấn thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của Công ty nhận sáp nhập
  • Tư vấn thời hạn thực hiện sáp nhập
  • Tư vấn xây dựng Điều lệ công ty nhận sáp nhập
Dịch vụ hợp nhất doanh nghiệp

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay. Việc hợp nhất công ty để khẳng định vai trò và vị thế của Doanh nghiệp sau hợp nhất cũng như tận dụng sức mạnh và thương hiệu của từng công ty.

Dịch vụ hợp nhất doanh nghiệp

Dịch vụ hợp nhất doanh nghiệp

Bravolaw xin tư vấn thủ tục Hợp nhất doanh nghiệp như sau:

Cơ sở pháp lý khi Hợp nhất doanh nghiệp:

  • Điều 152 Luật Doanh nghiệp

Điều kiện để Hợp nhất doanh nghiệp:

  • Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Trình tự xin Hợp nhất doanh nghiệp:

  • Chuẩn bị hồ sơ xin Hợp nhất công ty theo quy định
  • Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
+  Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì báo cáo UBND tỉnh xem xét chủ trương chấp thuận và cấp Giấy CNĐT.

  • Nộp lệ phí tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; sau đó nhận kết quả tại Văn Phòng UBND tỉnh, thành phố TTTW.

Thành phần Hồ sơ Hợp nhất doanh nghiệp:

  • Biên bản, Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc hợp nhất công ty
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các Công ty bị hợp nhất
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Danh sách thành viên/cổ đông của Công ty
  • Điều lệ công ty sau hợp nhất
Dịch vụ chia tách công ty

Thủ tục chia tách công ty

Chia tách công ty là hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích nâng cao hiệu quả  kinh doanh, tuy nhiên việc thực hiện các thủ tục hành chính phức tạp tại các cơ quan nhà nước khiến Công ty gặp rất nhiều khó khăn cũng như tốn kém về thời gian. Với mong muốn đồng hành và gỡ bỏ những khó khăn cho Doanh nghiệp Bravolaw giới thiệu dịch vụ Chia tách doanh nghiệp với mức chi phí tiết kiệm đặc biệt là thời gian hoàn thành nhanh nhất.

Dịch vụ chia tách công ty

Dịch vụ chia tách công ty

Căn cứ pháp lý khi thực hiện Chia tách công ty

  • Điều 151 Luật Doanh Nghiệp
  • Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP

Các bước thực hiện Chia tách Công ty

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ Chia tách doanh nghiệp tại phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, giao giấy biên nhận và  hẹn ngày trả kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Xử lý hồ sơ và thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (Doanh nghiệp chỉ phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ một lần duy nhất)
  • Trả kết quả tại phòng Đăng ký kinh doanh vào tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Thành phần hồ sơ xin Chia tách công ty

  • Đơn đăng ký kinh doanh Công ty Nhà nước (theo mẫu)
  • Quyết định của Bộ trưởng (Chủ tịch UBND tỉnh).. V/v thành lập mới công ty nhà nước (theo mẫu)
  • Điều lệ công ty đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
  • Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc công ty có HĐQT, Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc), chủ tịch HĐQT, thành viên Hội đồng quản trị hoặc cá nhân khác giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
  • Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 180/2004/NĐ-CP.
Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Tư vấn thủ tục thay đổi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ phần. Giúp bạn gỡ bỏ những khó khăn trong quá trình làm thủ tục hành chính khi thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị công ty.

Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ thay đổi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị:

  • Văn bản của Hội đồng quản trị đề nghị thay đổi các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Văn bản đề nghị phải giải thích lý do thay đổi
  • Biên bản họp Hội đồng quản trị về việc thay đổi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị
  • Bản chính Đơn xin từ chức hoặc Đơn xin thay thế người đại diện của pháp nhân (nếu có)
  • Danh sách trích ngang của người được dự kiến bố trí vào chức danh sẽ thay đổi (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Quyết định số05/2007/QĐ-NHNN)
  • Các văn bản khác có liên quan.

Tư vấn Thay đổi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tại Bravolaw:

  • Tư vấn miễn phí các thủ tục pháp lý liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ khách hàng cung cấp
  • Hoàn thiện hồ sơ và giao dịch với các Cơ Quan Nhà Nước để hoàn tất việc thay đổi chủ tịch Hội Đống Quản Trị
thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Công Ty của bạn đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bạn muốn tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian, Bravolaw xin tư vấn về thủ tục pháp lý tạm ngừng kinh doanh như sau:

thủ tục tạm ngừng kinh doanh

thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Cơ sở pháp lý khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh:

  • Điều 156 Luật doanh nghiệp 2005
  • Điều 43 của Nghị định 88/2006/NĐ-CP

Các quy định đối với doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh:

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.

4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.

5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.

thay đổi tên viết tắt của công ty

Thủ tục thay đổi tên viết tắt của công ty

Việc thay đổi tên viết tắt của Công ty để tạo thuận lợi trong quá trình Kinh doanh là nhu cầu tất yếu. Nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý khi thay đổi đăng ký kinh doanh rất phức tạp. Hiểu rõ được những khó khăn đó Bravolaw xin tư vấn cho Quý Doanh Nghiệp như sau:

thay đổi tên viết tắt của công ty

thay đổi tên viết tắt của công ty

Hồ sơ thay đổi tên viết tắt của Công ty gồm:

  • Thông báo thay đổi tên công ty.
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi tên công ty, có chữ ký của chủ tịch hội đồng quản trị.
  • Biên bản họp về việc thay đổi tên công ty của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc có chữ ký các cổ đông dự họp.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
  • Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Thủ tục thay đổi tên viết tắt của Công ty tại Bravolaw:

  • Tư vấn miễn phí các quy định của pháp luật liên quan đến thay đổi tên viết tắt của công ty cũng như các quy định về đặt tên Công ty
  • Tiến hành soạn hồ sơ xin thay đổi tên viết tắt Công ty
  • Đại diện quý khách hàng làm các thủ tục hành chính xin thay đổi tên viết tắt Công ty
thay đổi thành viên góp vốn

Thay đổi thành viên góp vốn

Việc thay đổi Thành viên góp vốn Công ty là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, nắm bắt được xu hướng đó cùng với mong muốn đồng hành cùng với thành công của doanh nghiệp Bravolaw xin tư vấn Thay đổi thành viên góp vốn như sau:

thay đổi thành viên góp vốn

thay đổi thành viên góp vốn

Căn cứ pháp luật khi thay đổi thành viên góp vốn:

– Luật Doanh nghiệp 2005

– Luật Đầu tư năm 2005

Trình tự thực hiện Thay đổi thành viên góp vốn Công ty:

– Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận giấy biên nhận.
– Sở KH&ĐT: Phòng ĐKKD nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa (BPMC), thụ lý hồ sơ, sau đó chuyển lại kết quả giải quyết cho BPMC.
– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC.
– Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.
– Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD

Hồ sơ Thay đổi thành viên góp vốn gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi các nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
– Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo tương ứng đối với các trường hợp thay đổi:
+ Danh sách thành viên sau khi thay đổi đối với trường hợp thay đổi thành viên/tỷ lệ vốn góp của thành viên ; Kèm theo phải có:
+ Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của thành viên mới là cá nhân/Giấy CN ĐKDN của thành viên mới là tổ chức;
+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty (trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng)
+ Văn bản chứng nhận việc thừa kế hợp pháp của người nhận thừa kế (trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế)
+ Hợp đồng tặng cho phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc tặng cho (trường hợp thay đổi thành viên do tặng cho vốn góp)
– Bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty (đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ tỉnh, thành phố khác đến).
– Báo cáo tài chính tại kỳ gần nhất (đối với trường hợp thay đổi giảm vốn điều lệ); Báo cáo tài chính được xác nhận của kiểm toán độc lập (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%).
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định);
– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng (đối với ngành nghề mà luật pháp chuyên ngành yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).

thay đổi địa chỉ công ty

Thay đổi địa chỉ Công Ty

Công Ty của bạn thay đổi địa chỉ, bạn đang boăn khoăn về các thủ tục pháp lý khi Thay đổi địa chỉ Công ty. Bravolaw, Công ty Luật hàng đầu chuyên tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh cho hàng ngàn doanh nghiệp sẽ tư vấn cho Quý khách.

Hồ sơ xin Thay đổi địa chỉ Công ty:

Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty
Biên bản họp về việc thay địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:

  • Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  • Các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh)

Quyết định về việc thay đổi trụ sở công ty của doanh nghiệp:

  • Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên)
  • Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  • Các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh)

Căn cứ Pháp lý khi Thay đổi địa chỉ Công ty:

Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2005
Điều 67 của Luật Doanh nghiệp
Điều 35 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Quy định của Pháp luật khi Thay đổi địa chỉ Công ty:

Trước khi đăng ký thay đổi trụ sở công ty, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay  đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Giảm vốn điều lệ công ty

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty

Tư vấn giảm vốn điều lệ công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công ty Liên Doanh…….

[box type=”success” align=”aligncenter” ]Tư vấn miễn phí Giảm vốn điều lệ Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công Ty Liên Doanh……HotLine: 093 669 0123[/box]

Giảm vốn điều lệ công ty

Giảm vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Căn cứ pháp lý khi Giảm vốn điều lệ Công ty:

  • Căn cứ thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Luật doanh nghiệp 2005 (điều 91)

Hồ sơ Giảm vốn điều lệ Công ty:

  • Thông báo giảm vốn điều lệ (theo mẫu). Quyết định về việc giảm vốn điều lệ của Công Ty
  • Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ của Công Ty
  • Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
  • Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.