Thay đổi con dấu quận bắc từ liêm

Thay đổi con dấu quận Bắc Từ Liêm

Quận Bắc Từ Liêm được tách ra từ huyện Từ Liêm cũ theo nghị quyết 32/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Khó khăn lớn nhất cho các Doanh nghiệp khi thực hiện thay đổi địa giới hành chính là phải thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm cả việc thay đổi con dấu.

Thay đổi con dấu quận bắc từ liêm

Thay đổi con dấu quận bắc từ liêm

Tại sao phải thay đổi con dấu tại Quận Bắc Từ Liêm

  • Mã số Doanh nghiệp và mã số thuế chưa hợp nhất nay muốn bổ sung, cập nhật lại mã số doanh nghiệp, mã số thuế làm một. Trường hợp này doanh nghiệp phải thay đổi lại con dấu doanh nghiệp cho phù hợp
  • Doanh nghiệp thay đổi tên doanh nghiêp dẫn đến việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi con dấu
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở Công ty, mà địa chỉ mới khác quận/huyện hoặc tỉnh nơi địa chỉ trụ sở hoạt động cũ của Công ty

Dịch vụ thay đổi con dấu nhanh tại Quận Bắc Từ Liêm

  • Soạn Hồ sơ Thay đổi con dấu cho khách hàng
  • Đại diện lên các cơ quan có thẩm quyền để nộp Hồ sơ xin Thay đổi con dấu cho khách hàng
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng
  • Tiến hành khắc dấu theo công nghệ hiện đại nhất và đại diện nhận con dấu mới tại Cơ quan Chức năng cho Khách hàng
Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Tư vấn thủ tục thay đổi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ phần. Giúp bạn gỡ bỏ những khó khăn trong quá trình làm thủ tục hành chính khi thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị công ty.

Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Thay đổi chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ thay đổi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị:

  • Văn bản của Hội đồng quản trị đề nghị thay đổi các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Văn bản đề nghị phải giải thích lý do thay đổi
  • Biên bản họp Hội đồng quản trị về việc thay đổi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị
  • Bản chính Đơn xin từ chức hoặc Đơn xin thay thế người đại diện của pháp nhân (nếu có)
  • Danh sách trích ngang của người được dự kiến bố trí vào chức danh sẽ thay đổi (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Quyết định số05/2007/QĐ-NHNN)
  • Các văn bản khác có liên quan.

Tư vấn Thay đổi chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tại Bravolaw:

  • Tư vấn miễn phí các thủ tục pháp lý liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ khách hàng cung cấp
  • Hoàn thiện hồ sơ và giao dịch với các Cơ Quan Nhà Nước để hoàn tất việc thay đổi chủ tịch Hội Đống Quản Trị
thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Công Ty của bạn đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bạn muốn tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian, Bravolaw xin tư vấn về thủ tục pháp lý tạm ngừng kinh doanh như sau:

thủ tục tạm ngừng kinh doanh

thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Cơ sở pháp lý khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh:

  • Điều 156 Luật doanh nghiệp 2005
  • Điều 43 của Nghị định 88/2006/NĐ-CP

Các quy định đối với doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh:

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai) năm.

4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.

5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi.

thay đổi tên viết tắt của công ty

Thủ tục thay đổi tên viết tắt của công ty

Việc thay đổi tên viết tắt của Công ty để tạo thuận lợi trong quá trình Kinh doanh là nhu cầu tất yếu. Nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý khi thay đổi đăng ký kinh doanh rất phức tạp. Hiểu rõ được những khó khăn đó Bravolaw xin tư vấn cho Quý Doanh Nghiệp như sau:

thay đổi tên viết tắt của công ty

thay đổi tên viết tắt của công ty

Hồ sơ thay đổi tên viết tắt của Công ty gồm:

  • Thông báo thay đổi tên công ty.
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi tên công ty, có chữ ký của chủ tịch hội đồng quản trị.
  • Biên bản họp về việc thay đổi tên công ty của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc có chữ ký các cổ đông dự họp.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
  • Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Thủ tục thay đổi tên viết tắt của Công ty tại Bravolaw:

  • Tư vấn miễn phí các quy định của pháp luật liên quan đến thay đổi tên viết tắt của công ty cũng như các quy định về đặt tên Công ty
  • Tiến hành soạn hồ sơ xin thay đổi tên viết tắt Công ty
  • Đại diện quý khách hàng làm các thủ tục hành chính xin thay đổi tên viết tắt Công ty
thay đổi thành viên góp vốn

Thay đổi thành viên góp vốn

Việc thay đổi Thành viên góp vốn Công ty là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, nắm bắt được xu hướng đó cùng với mong muốn đồng hành cùng với thành công của doanh nghiệp Bravolaw xin tư vấn Thay đổi thành viên góp vốn như sau:

thay đổi thành viên góp vốn

thay đổi thành viên góp vốn

Căn cứ pháp luật khi thay đổi thành viên góp vốn:

– Luật Doanh nghiệp 2005

– Luật Đầu tư năm 2005

Trình tự thực hiện Thay đổi thành viên góp vốn Công ty:

– Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận giấy biên nhận.
– Sở KH&ĐT: Phòng ĐKKD nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa (BPMC), thụ lý hồ sơ, sau đó chuyển lại kết quả giải quyết cho BPMC.
– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC.
– Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.
– Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD

Hồ sơ Thay đổi thành viên góp vốn gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi các nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
– Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo tương ứng đối với các trường hợp thay đổi:
+ Danh sách thành viên sau khi thay đổi đối với trường hợp thay đổi thành viên/tỷ lệ vốn góp của thành viên ; Kèm theo phải có:
+ Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của thành viên mới là cá nhân/Giấy CN ĐKDN của thành viên mới là tổ chức;
+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty (trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng)
+ Văn bản chứng nhận việc thừa kế hợp pháp của người nhận thừa kế (trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế)
+ Hợp đồng tặng cho phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc tặng cho (trường hợp thay đổi thành viên do tặng cho vốn góp)
– Bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty (đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ tỉnh, thành phố khác đến).
– Báo cáo tài chính tại kỳ gần nhất (đối với trường hợp thay đổi giảm vốn điều lệ); Báo cáo tài chính được xác nhận của kiểm toán độc lập (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%).
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định);
– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng (đối với ngành nghề mà luật pháp chuyên ngành yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).

thay đổi địa chỉ công ty

Thay đổi địa chỉ Công Ty

Công Ty của bạn thay đổi địa chỉ, bạn đang boăn khoăn về các thủ tục pháp lý khi Thay đổi địa chỉ Công ty. Bravolaw, Công ty Luật hàng đầu chuyên tư vấn Thay đổi đăng ký kinh doanh cho hàng ngàn doanh nghiệp sẽ tư vấn cho Quý khách.

Hồ sơ xin Thay đổi địa chỉ Công ty:

Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty
Biên bản họp về việc thay địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:

  • Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  • Các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh)

Quyết định về việc thay đổi trụ sở công ty của doanh nghiệp:

  • Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên)
  • Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  • Các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh)

Căn cứ Pháp lý khi Thay đổi địa chỉ Công ty:

Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2005
Điều 67 của Luật Doanh nghiệp
Điều 35 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Quy định của Pháp luật khi Thay đổi địa chỉ Công ty:

Trước khi đăng ký thay đổi trụ sở công ty, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay  đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Giảm vốn điều lệ công ty

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty

Tư vấn giảm vốn điều lệ công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công ty Liên Doanh…….

[box type=”success” align=”aligncenter” ]Tư vấn miễn phí Giảm vốn điều lệ Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công Ty Liên Doanh……HotLine: 093 669 0123[/box]

Giảm vốn điều lệ công ty

Giảm vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Căn cứ pháp lý khi Giảm vốn điều lệ Công ty:

  • Căn cứ thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Luật doanh nghiệp 2005 (điều 91)

Hồ sơ Giảm vốn điều lệ Công ty:

  • Thông báo giảm vốn điều lệ (theo mẫu). Quyết định về việc giảm vốn điều lệ của Công Ty
  • Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ của Công Ty
  • Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
  • Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Giảm vốn điều lệ công ty

Thủ tục tăng vốn điều lệ Công Ty

Trong kinh doanh bạn luôn phải vận động và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường do đó việc tăng vốn điều lệ là nhu cầu tất yếu để phục vụ cho các chiến lược tăng vốn điều lệ của Công ty.

[box type=”success” ]Tư vấn Tăng vốn điều lệ công ty TNHH, Công Ty Cổ Phần, Công Ty liên doanh…. Hotline: 093 669 0123 miễn phí[/box]

Giảm vốn điều lệ công ty

Giảm vốn điều lệ công ty

Bravolaw xin tư vấn Thủ tục tăng vốn điều lệ như sau:

Căn cứ pháp lý khi Tăng vốn điều lệ:

Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạh và Đầu tư

Quy trình tăng vốn điều lệ công ty:

  • Tổ chức nộp hồ sơ, lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả – Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, hoàn thiện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ xin tăng vốn điều lệ:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc tăng vốn điều lệ;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty
Thay đổi chủ sở hữu công ty

Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho một cá nhân hoặc một tổ chức. Trong trường hợp này người nhận chuyển nhượng phải thay đổi chủ sở hữu công ty.

Thay đổi chủ sở hữu công ty

Thay đổi chủ sở hữu công ty

Căn cứ pháp lý khi thay đổi chủ sở hữu Công ty:

Điều 43 – Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của Chính phủ ngày 15/04/2010.

Quy trình thay đổi chủ sở hữu Công ty TNHH:

  • Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận Giấy biên nhận
  • Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận ĐKDN
+ Các loại kết quả khác: Thông báo chưa giải quyết.

Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu Công ty TNHH:

  • Thông báo thay đổi thay đổi đăng ký kinh doanh (do chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký)

Bản sao của một trong các giấy tờ chứng thực hợp pháp:

  • Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn và các giấy tờ chứng nhận đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn
  • Điều lệ đã sửa đổi, bổ sung của Công ty.

Thay đổi thành viên hội đồng quản trị

Thủ tục thay đổi thành viên hội đồng quản trị Công ty được quy định rất chi tiết trong Luật Doanh Nghiệp 2005. Vậy thủ tục, hồ sơ, quy trình thay đổi thành viên hội đồng quản trị như thế nào Bravolaw xin tư vấn cho Quý Khách như sau:

Hội đồng quản trị là gì?

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chỉ trong cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần mới có Hội đồng Quản trị. Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đến mới là Hội đồng Quản trị.

Cơ sở pháp lý khi thay đổi thành viên hội đồng quản trị:

Thủ tục thay đối, chấm dứt tư cách thành viên hội đồng quản trị được tổ chức quy trình chặt chẽ theo quy định pháp luật doanh nghiệp

Hồ sơ thay đổi thành viên hội đồng quản trị:

  • Văn bản của HĐQT đề nghị thay đổi các chức danh Chủ tịch HĐQT, các thành viên khác trong HĐQT, Trưởng ban kiểm soát, các thành viên trong Ban kiểm soát và Giám đốc; văn bản đề nghị phải giải thích lý do thay đổi
  • Biên bản họp HĐQT hoặc ban kiểm soát về thay đổi các chức danh Chủ tịch HĐQT, các thành viên khác trong HĐQT,
  • Trưởng ban kiểm soát, các thành viên khác trong Ban kiểm soát và Giám đốc
  • Bản chính đơn xin từ chức hoặc đơn xin thay thế người đại diện của pháp nhân
  • Danh sách trích ngang của những người dự kiến bố trí vào các chức danh thay đổi .

Khách hàng đăng ký Thay đổi thành viên hội đồng quản trị, thay đổi đăng ký kinh doanh tại Bravolaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như tư vấn miễn phí về thủ tục, soạn thảo hồ sơ pháp lý……..